Giá trị xuất khẩu của dừa tươi tại Việt Nam

Giá trị xuất khẩu của dừa tươi tại Việt Nam

Giá trị xuất khẩu của dừa tươi tại Việt Nam

Giá trị xuất khẩu của dừa tươi tại Việt Nam

Giá trị xuất khẩu của dừa tươi tại Việt Nam
Giá trị xuất khẩu của dừa tươi tại Việt Nam
Ấp Tân Trang, xã Đông Hoà, huyện Châu Thành, Tiền Giang
- 0933 096 377 - 087 876 6789
vuaduamientay@gmail.com
Giá trị xuất khẩu của dừa tươi tại Việt Nam
Ngày đăng: 17/10/2023

    Trong những năm gần đây, dừa tươi đã được Việt Nam nghiên cứu phát triển trồng trọt, kết nối dịch vụ logistic và đẩy mạnh xuất khẩu trên thị trường quốc tế và trở thành một trong những loại quả đóng góp tích cực cho kinh tế nước nhà. Cùng tìm hiểu rõ hơn về những giá trị thực tiễn mà dừa tươi Việt Nam mang lại qua những chia sẻ cụ thể bên dưới. 

    Dừa tươi Việt Nam là một trong những nông sản có tiềm năng kinh tế cao (Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ)

    Dừa tươi Việt Nam là một trong những nông sản có tiềm năng kinh tế cao (Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ)

     

    1. Tiêu chuẩn lựa chọn dừa khi thực hiện các dịch vụ xuất nhập khẩu

    Đối với việc xuất khẩu dừa tươi, những hệ tiêu chuẩn chặt chẽ và khắt khe sẽ được áp dụng từ giai đoạn gieo trồng đến lúc thu hoạch để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất. Xét về trọng lượng: dừa tươi sau khi gọt vỏ phải có 800 gram trở lên; còn đối với dừa xanh tươi (chưa gọt vỏ) thì cần nặng từ 1kg trở lên. 

    Trong giai đoạn trồng trọt, dừa phải đáp ứng phương pháp trồng sạch, theo dõi tiến trình phát triển chặt chẽ và kiểm soát liều lượng thuốc hỗ trợ dinh dưỡng hoặc thuốc ngăn ngừa sâu bệnh đúng liều lược. Các hệ tiêu chuẩn phổ biến hiện tại áp dụng để đánh giá như VietGAP, GlobalGAP, Organic, …

    Những trái dừa sẽ được trồng trọt cẩn thận và chọn lọc kỹ lưỡng để đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu (Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ)

    Trái dừa khi thu hoạch phải nguyên quả, được bóc vỏ ngoài hoặc được bóc hết xơ; vỏ quả hoặc sọ dừa không bị rạn nứt; lành lặn, không bị thối hỏng hoặc dập nát đến mức không phù hợp để sử dụng. Dừa tươi không bị sinh vật hại gây ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm và chắc chắn không có mùi và/hoặc vị lạ. Đối với dừa nguyên quả, phải có bông con và cuống, đài hoa phải gắn chặt vào cuống hoa.

    Dừa tươi khi thu hoạch nên được chọn lọc kỹ, đáp ứng các tiêu chuẩn phù hợp cho xuất khẩu (Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ)

    2. Công dụng đáng kể của dừa tại thị trường nước ngoài

    Dừa được chế biến thành nhiều loại sản phẩm có công dụng tối ưu cho sức khoẻ, làm đẹp, thời trang. Phổ biến nhất là trong ngành ẩm thực: từ trái, nước, củ đến lá – dừa được tận dụng từng phần và ứng dụng đa dạng. Nước dừa tươi hoặc chế biến trong các món ăn đều rất ngon miệng và độc đáo.

    Ngoài ra, trong ngành làm đẹp, dừa được nghiên cứu và bào chế thành những phương thức – bài thuốc hỗ trợ làm đẹp da, đẹp tóc. Tinh dầu dừa tinh khiết vốn đã rất nổi tiếng trong việc dưỡng ẩm và mặt nạ tóc. Đồng thời, dừa còn được tinh chế, chắt lọc những giá trị dinh dưỡng để ứng dụng trong mỹ phẩm hiện nay. 

    Dừa có tính ứng dụng rất đa dạng trong ngành ẩm thực, làm đẹp và mỹ nghệ (Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ)

    Bên cạnh đó, hơn 200 sản phẩm từ dừa được gia công và thông qua các dịch vụ logistic toàn cầu để xuất khẩu sang nhiều nước, mang lại giá trị hiệu quả kinh tế cao cho Việt Nam. Theo thông tin từ Bộ Công Thương Việt Nam, tính đến nay, sản phẩm dừa của Bến Tre đã xuất khẩu sang gần 90 quốc gia và vùng lãnh thổ.

    Dừa tươi Việt Nam tiếp tục củng cố xuất khẩu tại các thị trường truyền thống song song đó, nước ta không ngừng mở rộng, kết nối dịch vụ logistic toàn cầu và thâm nhập nhiều thị trường mới. Trong đó, thị trường tiêu dùng của dừa Việt đứng đầu là các nước Châu Á đạt tỷ trọng trên 60%; kế đến là khu vực Châu Mỹ gần 20%; Châu Âu 12%; Châu Phi 5% và các nước khu vực Châu Đại Dương 3% (theo thống kê tỉnh Bến Tre năm 2018).

    Các mặt hàng gia công từ dừa được xuất khẩu và ưa chuộng ở nhiều nước (Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ)

    Xem thêm: 

    • Các sản phẩm dừa Thành Phú cung cấp 

    • Cung cấp dừa Xiêm giao tận nơi

     

    3. Rộng mở cơ hội phát triển dừa đối với ngành logistics Việt Nam

    Dừa Việt Nam có sức sống mãnh liệu, tính tương thích thị trường cao và ứng dụng rộng rãi. Hiện nay, đặc trưng và đóng góp trồng trọt có sản lượng nhiều nhất là ở tỉnh Bến Tre. Theo buổi hội thảo “Nâng cao chuỗi giá trị cây dừa thích ứng với biến đổi khí hậu” diễn ra sáng 17-11-2019 tại Bến Tre, diện tích dừa của tỉnh chiếm 50% diện tích dừa của cả nước, với hơn 71.000ha, 163.000 hộ dân trồng dừa.

    Khu vực trọng điểm này có tổng sản lượng hàng năm đạt gần 800 triệu trái, kim ngạch xuất khẩu khoảng 200 triệu USD, giá trị các sản phẩm chế biến từ dừa chiếm 20% giá trị sản xuất công nghiệp và 25% giá trị xuất khẩu của tỉnh. Những số liệu thống kê vừa rồi đã minh chứng rõ ràng cho hiệu quả kinh tế của trái dừa Việt khiến loại quả này trở thành một trong những mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu cao.

    Dừa Việt Nam đã và đang dần phát triển trong việc xuất khẩu sang các thị trường quốc tế (Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ)

    Các chương trình quảng bá dừa tại nước ngoài đã giúp lượng dừa xuất khẩu được tiêu thụ cao. Tháng 8/2017, Vina T&T đã xuất thử 1 container bao gồm 20.000 trái dừa tươi đến thị trường California (Mỹ), và định hướng ban đầu là tập trung bán hàng khu vực đông đảo cộng đồng người Việt, người gốc Á. Vina T&T đã đi theo chiến lược tập trung giới thiệu, quảng bá về nguồn gốc trái dừa tươi với xuất xứ từ thủ phủ dừa Bến Tre, và đánh bật được giá trị, nét đặc trưng về hương vị của nước dừa tươi Việt Nam. Nhờ chiến lược đúng đắn đó, 20.000 trái dừa đầu tiên tại Mỹ này nhanh chóng tiêu thụ hết và nhận lại nhiều phản hồi rất tích cực.

    Đặc biệt, các sản phẩm từ dừa cũng được ưa chuộng nhiều và có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Hiện nay, sản phẩm cơm dừa nạo sấy có giá trị xuất khẩu cao gấp 5 lần so với dừa trái; bột sữa dừa giá trị cao gấp 4 lần cơm dừa nạo sấy; sữa dừa có giá cao gấp 2 lần cơm dừa nạo sấy; … Thông qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng và áp dụng công nghệ chế biến tinh xảo, cao cấp, giá trị kinh tế của trái dừa Việt được củng cố và hiệu quả xuất khẩu rất nổi trội.

    Xơ dừa có giá trị xuất khẩu cao trên nhiều thị trường (Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ)

    Xuất khẩu dừa đã và đang là lĩnh vực tiềm năng đối với Việt Nam. Thông qua sự phát triển của việc kết nối dịch vụ logistic toàn cầu hiện nay, dừa tươi Việt sẽ còn nhiều cơ hội đồng hành cũng các thách thức trên con đường thâm nhập, phát triển trên thị trường quốc tế khác.

    Để được hỗ trợ các thủ tục, giấy phép cần thiết cho quá trình xuất nhập khẩu, bạn có thể tìm đến các đơn vị logistics uy tín, chuyên nghiệp. Qua đó, bạn sẽ được hướng dẫn và tư vấn cụ thể về quy trình thực hiện. Hiện nay, công ty Tân Nam Chinh là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ logistic uy tín, có thâm niên lâu năm trên thị trường và có thể hỗ trợ đối tác các thủ tục xuất khẩu nhanh chóng, hiệu quả.

    Nguồn tham khảo: luatvietnam.vn | congthuong.vn | www.sggp.org.vn | www.bentre.gov.vn | congthuong.vn

    Form liên hệ
    *Để lại thông tin của bạn để sớm được tham gia vào các lớp học
    • Ấp Tân Trang, xã Đông Hoà, huyện Châu Thành, Tiền Giang
    • Điện thoại: - 0933 096 377 - 087 876 6789
    • Website: vuaduatiengiang.com
    Mạng xã hội:
    Thống kê truy cập
    • Số người online: 2
    • Hôm nay: 1
    • Tuần này: 319
    • Tổng truy cập: 30693
    Copyright © BMWEB. All right reserved
    Zalo
    Hotline